He-thong-Tiep-dia-tram-bien-ap(Trang-bi-noi-dat-tram-bien-ap)
1) Cấu trúc hệ nối đất(tiếp địa) của trạm biến áp phân phối
Mỗi TBA phân phối 10-:-35/0,4kV, không phân biệt kiểu trạm, công suất, đều phải được trang bị hệ thống nối đất(hay còn gọi là "Tiếp địa trạm").
Hệ nối đất của TBA gồm 3 loại:
+ Nối đất an toàn
+ Nối đất làm việc
+ Nối đất chống sét
Theo quy định tại Quy phạm trang bị điện, cả 3 loại nối đất này của TBA đều được đấu chung xuống bộ phận tiếp đất(phần ngầm của hệ nối đất) bằng sợi dây riêng.
Điện trở tiếp đất yêu cầu của hệ nối đất TBA thường được quy định: Rtđ ≤ 4ôm. Một số trường hợp khác, khi khu vực có điện trở suất của đất lớn thì Rtđ cho phép lấy lớn hơn(Có quy định cụ thể trong quy phạm trang bị điện).
2) Các loại nối đất trong TBA:
2.1- Nối đất an toàn
Là nối đất tất cả các cấu kiện, các xà, giá đỡ, chân cách điện, vỏ các thiết bị v.v... nhằm đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
2.2- Nối đất làm việc
Tại TBA nối đất làm việc là nối đất điểm trung tính của MBA(nối tại ti sứ 0 của MBA). Nối đất trung tính MBA vừa là nối đất làm việc cũng vừa là nối đất an toàn cho các thiết bị phía hạ áp.
2.3- Nối đất chống sét
Hầu hết các TBA phân phối đều có lắp đặt 2 bộ chống sét van(trung áp và hạ áp) để bảo vệ chống sét lan truyền từ đường dây(phía trung áp và phía hạ áp) vào TBA, mà chủ yếu là để bảo vệ MBA. Trừ một số trường hợp chống sét phía trung áp không đặt tại TBA mà đặt tại điểm đấu dây hoặc đấu cáp ngầm vào trạm.
2.4- Dây nối(phần nổi):
+ Dây nối đất các thanh xà, cấu kiện, vỏ thiết bị thường dùng dây thép mạ kẽm, đường kính 8mm-:-10mm hoặc bằng cáp đồng trần M35mm2;
+ Dây nối đất chống sét van thường dùng cáp đồng trần hoặc cáp bọc M35mm2;
+ Dây nối đất trung tính MBA thường dùng cáp đồng trần hoặc bọc PVC, tiết diện từ 50-:-120mm2.
3) Cấu tạo bộ phận tiếp đất(phần ngầm) của hệ nối đất TBA
3.1- Đặc điểm:
Bộ phân tiếp đất thường có 2 phương án để lựa chọn: Kiểu "Hình tia"(hình H1) hoặc kiểu"Mạch vòng"(hình H2). Việc lựa chọn kiểu hình tia hay mạch vòng phụ thuộc vào điều kiện mặt bằng hành lang TBA.
+ Nếu TBA có mặt bằng rộng, thoáng xung quanh trạm thì nên chọn phương án liên kết mạch vòng để có hiệu quả tiếp đất tốt hơn.
+ Trong trường hợp mặt bằng trạm chất hẹp thì chọn phương án liên kết kiểu hình tia. Ví dụ như trạm đặt trên hè phố thực hiện phương án mạch vòng khó khăn, cọc tiếp địa có thể đóng rải theo chiều dọc trên hè phố.
3.2- Cấu tạo:
+ Bộ phận tiếp đất(phần ngầm) của hệ nối đất TBA gồm 2 chi tiết: Cọc tiếp đất và thanh tiếp đất.
+ Cọc tiếp đất thường được chế tạo bằng sắt hình L60x60x6-CT3 hoăc thép ống, chiều dài 1,5m-:-2,5m và được đóng sâu dưới mặt đất 0,5m-:-1m.
+ Thanh tiếp đất(là chi tiết hàn nối các đầu cọc tiếp đất lại với nhau) thường được làm bằng sắt tròn hoặc sắt dẹt CT3.
Các loại nối đất trên TBA được nối với bộ phận tiếp đất này bằng những sợi dây nối riêng rẽ.
Tùy theo kiểu kết cấu TBA mà có thể có các kiểu bố trí bộ tiếp đất khác nhau. Xem một ví dụ Bản vẽ tiếp địa TBA tại đây.
Tùy theo kiểu kết cấu TBA mà có thể có các kiểu bố trí bộ tiếp đất khác nhau. Xem một ví dụ Bản vẽ tiếp địa TBA tại đây.
Ghi chú:
+ Phần nổi trên mặt đất của hệ nối đất nếu dùng sắt thép thì phải mạ kẽm nhúng nóng. Còn phần ngầm(bộ phận tiếp đất) quy phạm không bắt buộc phải mạ kẽm, chỉ để trần. Tuy nhiên trong thực tế người ta thường mạ kẽm nhúng nóng tất cả các chi tiết.
+ Quy cách, kích thước, chủng loại sắt thép được quy định cụ thể trong: Quy phạm trang bị điện
+ Xem Cách tính toán Điện trở tiếp địa tại đây
***
-$-