Cau-truc-duong-day-trung-ap-cap-ngam(Cap-ngam-trung-ap)
1) Đặc điểm chung:
Đường dây hạ áp có thể là đường dây trên không hoặc đường dây cáp ngầm. Sự lựa chọn này phụ thuộc nhiều yếu tố: điều kiện mặt bằng, hành lang tuyến, chức năng nhiệm vụ của tuyến dây, cấu trúc chung của lưới điện khu vực, kinh phí đầu tư dự án, quy hoạch lưới điện vùng v.v...
Đường cáp ngầm, theo "Quy phạm trang bị điện" được định nghĩa như sau: Đường cáp là đường dây truyền tải điện hoặc các tín hiệu điện cấu tạo bằng một hoặc nhiều ruột cáp có cách điện và được nối dài bằng hộp cáp, đầu nối và các chi tiết giữ cáp.
a) Ưu điểm của đường cáp ngầm:
An toàn; Ít chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết; Ít phụ thuộc không gian hành lang an toàn tuyến; Phù hợp lắp đặt tại các tuyến khu vực đông dân cư, hành lang chật hẹp, trong các khu đô thị, trong khuân viên nhà máy xí nghiệp, trên hè phố; Thi công lắp đặt đơn giản dễ dàng v.v...
b) Nhược điểm:
Chi phí đầu tư tương đối lớn; Trong nhiều trường hợp quá trình thi công có gây ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng khác làm phát sinh thêm chi phí đền bù v.v...
2) Cấu trúc tuyến cáp ngầm:
Tuyến cáp ngầm hạ áp về cơ bản tương tự cáp ngầm trung áp, có 2 phần chính: Cáp ngầm và công trình cáp.
Cáp ngầm có thể đặt trong các công trình cáp khác nhau như: hào cáp, rãnh cáp, mương cáp, hầm cáp, giếng cáp, máng cáp v.v...hoặc có thể treo theo cột, trụ điện hoặc trên các giá đỡ ngoài trời, trong nhà v.v... tùy thuộc điều kiện cụ thể của mặt bằng hành lang tuyến cáp để lựa chọn phương án lắp đặt cáp cho phù hợp.
Quy cách của hào cáp, rãnh cáp, giá đỡ cáp v.v... đều phải được thiết kế, thi công lắp đặt tuân thủ các điều khoản đã được quy định cụ thể trong "Quy phạm trang bị điện"như khoảng cách các sợi cáp khi nhiều sợi đi song song, khoảng cách các giá đỡ cáp, cấu tạo các lớp trong hào cáp, cách đặt các hộp nối cáp, lắp đặt đầu cáp v.v...
Với phương án cáp ngầm chôn trực tiếp trong đất thì trên mặt đất theo dọc tuyến cáp phải có các "Mốc báo cáp" hoặc "Cọc báo cáp"... Xem thêm quy trình thi công công trình cáp ngầm.
Với phương án cáp ngầm chôn trực tiếp trong đất thì trên mặt đất theo dọc tuyến cáp phải có các "Mốc báo cáp" hoặc "Cọc báo cáp"... Xem thêm quy trình thi công công trình cáp ngầm.
Cấu trúc tuyến cáp ngầm hạ áp tương tự cấu trúc tuyến cáp ngầm trung áp, chỉ có một số điểm khác sau:
- Khi cáp đặt song song trong cùng hào cáp, khoảng cách 2 cáp >=100(so với trung áp là >=250mm)
- Lớp bảo vệ chống tác động cơ học đặt phía trên cáp trong hào cáp có thể lắp bằng gạch đỏ và cũng chỉ cần bảo vệ ở những đoạn tuyến có nguy cơ tác động cơ học mà không cần bảo vệ toàn tuyến.
3) Hành lang bảo vệ tuyến cáp
Được quy định trong Quy phạm trang bị điện như sau:
Chiều rộng: giới hạn bởi 2 mặt phẳng thẳng đứng và song song về 2 phía của tuyến cáp (đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước) hoặc cách mặt ngoài của mương cáp (đối với cáp đặt trong mương) về mỗi phía được quy định trong bảng sau:
4) Quy định về "Mốc báo cáp":
Dọc suốt chiều dài tuyến cáp ngầm trên mặt đất phải đặt các "Mốc báo cáp", với khoảng cách 30m-:-50m 1 mốc. Mốc báo cáp có thể đổ bằng bê tông(Ví dụ: theo quy cách hình vẽ) hoặc mua sẵn.
Khi cáp ngầm đấu nối lên đường dây trên không, lắp theo cột cáp phải được cố định theo cột bằng các "Giá đỡ cáp" tương tự như cáp ngầm trung áp.
Xem quy phạm trang bị điện hoặc xem thông số kỹ thuật các loại cáp ngầm tại: https://tracuukythuatdien.blogspot.com/
-$-