Tram-bien-ap-mat-dat
Trạm biến áp mặt đất cũng là loại TBA ngoài trời, có đặc điểm tương tự như TBA trên cột.
1) Điểm giống nhau:
+ Tất cả các vật tư, cấu kiện, thiết bị phía trung áp đều được lắp đặt ngoài trời. Điều kiện môi trường làm việc là như nhau.
+ Các tiêu chuẩn để lựa chọn vật tư, thiết bị và cấu kiện TBA mặt đất tương tự TBA trên cột.
2) Điểm khác nhau:
+ Với TBA trên cột: MBA, Tủ phân phối hạ áp được lắp đặt trên cột, còn với TBA mặt đất MBA đặt trên nền trạm, Tủ phân phối hạ áp có thể đặt trong "nhà phân phối" hoặc cũng có thể đặt ngoài trời.
+ Do quy định của Quy phạm trang bị điện, dung lượng MBA trên TBA trên cột <=630kVA nên với các TBA có dung lượng MBA >630kVA thường xây dựng kiểu trạm mặt đất hoặc chọn kiểu TBA khác.
+ Với TBA mặt đất ngoài việc sử dụng cột trạm để lắp đặt các thiết bị đóng cắt và bảo vệ phía trung áp như TBA trên cột, trạm kiểu này còn có thêm phần kiến trúc bao che(tường bao, nhà phân phối hạ áp, nếu MBA có dung lượng lớn còn có thêm hệ thống thu gom dầu sự cố v.v...).
+ TBA mặt đất chiếm diện tích mặt bằng lớn hơn nhiều so với TBA trên cột.
+ Các TBA kiểu mặt đất cũ, có dung lượng MBA nhỏ(<630kVA) thường đã tồn tại từ cách đây 40-50 năm. Khi đó chưa phổ biến mô hình TBA trên cột hoặc TBA trụ v.v...
Hiện nay trong quá trình cải tạo lưới điện ngành điện đang có hướng chuyển các trạm kiểu này thành TBA trên cột hoặc các kiểu trạm khác để không chiếm nhiều diện tích mặt bằng và không phải thêm phần kiến trúc bao che.
Với các TBA có MBA dung lượng lớn khi chọn phương án lắp đặt ngoài trời thì vẫn chọn kiểu TBA mặt đất vì ngoài yếu tố kích thước, trọng lượng lớn... không phù hợp với lắp đặt trên cột, trên trụ... thì còn yếu tố nữa là khối lượng dầu của MBA lớn. Với MBA này, theo quy pham cần có thêm hệ thống thu gom và chứa dầu khi sự cố. Điều này sẽ dễ thực hiện hơn khi đó là TBA mặt đất.
3) Lựa chọn vật liệu, thiết bị TBA mặt đất
Với các TBA kiểu này thường lắp đặt các thiết bị sau:
+ Thiết bị đóng cắt không tải MBA: Cầu dao cách ly(DCL), Cầu chì tự rơi(FCO) hoặc Cầu chì tự rơi cắt tải(LBFCO)...
+ Thiết bị bảo vệ ngắn mạch MBA: Cầu chì ống(IIK), Cầu chì tự rơi(FCO) hoặc Cầu chì tự rơi cắt tải(LBFCO)...
+ Thiết bị bảo vệ quá áp: Chống sét van
+ Tủ phân phối hạ áp(0,4kV): Thường lắp loại trong nhà hoặc ngoài trời.
Cách chọn chi tiết vật tư, thiết bị TBA sẽ đề cập kỹ hơn trong chuyên mục "Tư vấn thiết kế..."
4) Mô hình TBA mặt đất khác
Trong thực tế hiện nay, mô hình kiểu trạm mặt đất đã có nhiều các kiểu khác nhau nhằm thay đổi cho phù hợp với điều kiện mặt bằng, hành lang an toàn. Ví dụ MBA vẫn đặt trên nền trạm còn thiết bị đóng cắt và bảo vệ phía trung áp sử dụng luôn Tủ trung áp RMU và nhiều các kiểu kết hợp khác.
5) Các quy định khác về TBA mặt đất
Sẽ được đề cập chi tiết hơn trong Quy phạm trang bị điên tại Chương III.2\Mục III.2.42
Xem thêm Quy phạm trang bị điên tại: https://tracuukythuatdien.blogspot.com/
***
5) Các quy định khác về TBA mặt đất
Sẽ được đề cập chi tiết hơn trong Quy phạm trang bị điên tại Chương III.2\Mục III.2.42
Xem thêm Quy phạm trang bị điên tại: https://tracuukythuatdien.blogspot.com/
***