Cau-truc-duong-day-ha-ap-tren-khong(0,4kV)
Đường dây hạ áp dùng dây bọc đơn fa |
"ĐDK là công trình để truyền tải và phân phối điện năng, bố trí ngoài trời, dây dẫn mắc trên vật cách điện và phụ kiện, đặt trên cột hoặc trên kết cấu của công trình khác (cầu, đập v.v.). ĐDK được tính từ điểm mắc dây của ĐDK lên xà cột cổng hoặc kết cấu khác của trạm điện
Đường dây trên không hạ áp là đường dây truyền tải điện ở cấp điện áp 0,4kV(Hay còn gọi là lưới 380/220V- Trong đó 380V là điện áp dây, 220V là điện áp pha)
a) Đặc điểm của ĐDK hạ áp:
Nhìn tổng quan, đặc điểm nổi bật của ĐDK hạ áp so với ĐDK trung áp là: Chiều cao cột thấp hơn, khoảng cột ngắn hơn, khoảng cách fa nhỏ hơn, v.v...
Cấu trúc cơ bản của đường dây trên không hạ áp bao gồm các phần chính sau:
+ Cột(trụ) điện:
Ứng với mỗi vị trí cột khác nhau trên tuyến dây sẽ có các loại cột làm việc theo chức năng khác nhau như: Cột đỡ thẳng; Cột đầu tuyến, Cột cuối tuyến; Cột góc trung gian; Cột néo góc; Cột néo trung gian: Cột vượt; v.v...
Cột thường dùng trong ĐDK hạ áp là cột bê tông ly tâm(LT) hoặc cột bê tông vuông(Cột chữ H), một số trường hợp đặc biệt dùng cột thép...
Với cột bê tông ly tâm thường dùng loại có chiều cao từ 8m-:-10m, còn với cột vuông thường dùng loại có chiều cao từ 6,5m-:-8,5m.
Với cột vuông thường được sử dụng cho tuyến dây có tiết diện dây nhỏ, khoảng cột ngắn, dùng ở các vùng nông thôn, miền núi bởi ưu điểm của nó là trọng lượng nhỏ, dễ vận chuyển và lắp đặt ở những nơi có hành lang chật hẹp, địa hình phức tạp như đồi núi, ngõ xóm v.v...
Với cột bê tông ly tâm, có ưu điểm về mặt mỹ quan, về chiều cao hoặc lực đầu cột nên thường sử dụng trên tuyến dây trong các khu đô thị, tuyến dây có tiết diện lớn v.v...
Khoảng cột ĐDK hạ áp thường 30-:-50m(trừ những trường hợp đặc biệt)
Việc lựa chọn loại cột nào phù hợp cho từng vị trí trên tuyến dây phải dựa trên cơ sở tính toán cơ lý đường dây.
+ Móng cột:
Móng cột đường dây hạ áp 0,4kV thường có các phương án lựa chọn sau:
+ Dây dẫn:
Có thể sử dụng nhiều chủng loại dây dẫn khác nhau: Dây cáp nhôm trần, dây cáp đồng trần hoặc các loại dây bọc cách điện hoặc cáp vặn xoắn, với các loại tiết diện khác nhau: từ 16mm2-:-240mm2. Hiện nay cáp vặn xoắn đang được dùng rộng rãi bởi những ưu điểm của nó: an toàn; kết cấu tuyến dây đơn giản, gọn, mỹ quan; yêu cầu hành lang không lớn; không cần đến xà, cách điện, chỉ dùng các móc treo chuyên dùng lắp vào cột, v.v...
Trong một công trình đường dây hạ áp có thể sử dụng nhiều loại tiết diện dây dẫn khác nhau, được tính toán phù hợp với quy mô phân bố phụ tải như dây đường trục chính, dây các nhánh chính, các nhánh phụ v.v... trên phương châm đảm bảo tổn thất điện áp cho phép. Cách chọn tiết diện dây sẽ được mô tả chi tiết trong chuyên mục tư vấn thiết kế.
+ Xà điện:
Là cấu kiện gia công cơ khí lắp vào cột điện, dùng để lắp cách điện, lắp dây dẫn. Tùy theo kết cấu của tuyến dây thiết kế mà có các loại xà tương ứng với mỗi vị trí cột trên tuyến. Ứng với vị trí cột nào thì có loại xà tương ứng: như vị trí cột đỡ thẳng có xà đỡ thẳng, vị trí cột néo có xà néo có xà néo v.v.. Tùy thuộc đặc điểm hành lang tuyến dây có thể sử dụng các kiểu xà khác nhau: Xà cân, xà lệch, đặt nằm ngang hay xà thẳng đứng v.v... Xà được chế tạo từ sắt hình(CT3) các loại sắt góc như L50x50x5, L60x60x6, sắt tròn fi 16, fi 18 v.v... và được mạ kẽm nhúng nóng theo TCVN.
Móng cột đường dây hạ áp 0,4kV thường có các phương án lựa chọn sau:
- Không móng: Hay còn gọi là "móng đất" chỉ chôn cột trực tiếp xuống đất, dùng đất tại chỗ để lấp hố móng, đầm chặt. Loại móng này thường được áp dụng tại những khu vực có kết cấu địa chất tốt như vùng đồi núi, thường áp dụng được với tuyến dây có tiết diện dây nhỏ, khoảng cột ngắn, tuyến 1fa v.v...
- Móng thanh ngáng: Dùng 1 hoặc 2 thanh ngáng lắp vào chân cột. Thanh ngáng thường được đổ bằng bê tông cốt thép.
- Móng bê tông: Loại móng khối không cấp, mác 100, đá 4x6 hoặc 2x4, đổ tại chỗ. Quy định về cấp phối bê tông có thể tham khảo theo theo đường link ghi dưới bài viết. Đây là loại móng đang được dùng phổ biến. Thể tích móng thường dao động từ 0,7m3-:-2,0m3, tùy theo mỗi vị trí cột, tiết diện dây dẫn, khoảng cột v.v..
Kích thước, phải đảm bảo khả năng chống lật của móng trong mọi điều kiện làm việc của móng. Nội dung này có thể xem thêm tại chuyên mục Tư vấn thiết kế.- Móng thanh ngáng: Dùng 1 hoặc 2 thanh ngáng lắp vào chân cột. Thanh ngáng thường được đổ bằng bê tông cốt thép.
- Móng bê tông: Loại móng khối không cấp, mác 100, đá 4x6 hoặc 2x4, đổ tại chỗ. Quy định về cấp phối bê tông có thể tham khảo theo theo đường link ghi dưới bài viết. Đây là loại móng đang được dùng phổ biến. Thể tích móng thường dao động từ 0,7m3-:-2,0m3, tùy theo mỗi vị trí cột, tiết diện dây dẫn, khoảng cột v.v..
+ Dây dẫn:
Có thể sử dụng nhiều chủng loại dây dẫn khác nhau: Dây cáp nhôm trần, dây cáp đồng trần hoặc các loại dây bọc cách điện hoặc cáp vặn xoắn, với các loại tiết diện khác nhau: từ 16mm2-:-240mm2. Hiện nay cáp vặn xoắn đang được dùng rộng rãi bởi những ưu điểm của nó: an toàn; kết cấu tuyến dây đơn giản, gọn, mỹ quan; yêu cầu hành lang không lớn; không cần đến xà, cách điện, chỉ dùng các móc treo chuyên dùng lắp vào cột, v.v...
Trong một công trình đường dây hạ áp có thể sử dụng nhiều loại tiết diện dây dẫn khác nhau, được tính toán phù hợp với quy mô phân bố phụ tải như dây đường trục chính, dây các nhánh chính, các nhánh phụ v.v... trên phương châm đảm bảo tổn thất điện áp cho phép. Cách chọn tiết diện dây sẽ được mô tả chi tiết trong chuyên mục tư vấn thiết kế.
Khoảng cách dây dẫn(Khoảng cách fa-fa) cho dây dẫn trần hoặc dây bọc đơn fa được quy định trong "Quy phạm trang bị điện": Lấy =200mm(khi khoảng cột <=30m) hoặc =300mm(khi khoảng cột >30m). Tham khảo "Quy phạm trang bị điện" theo đường link ghi dưới bài viết.
Là cấu kiện gia công cơ khí lắp vào cột điện, dùng để lắp cách điện, lắp dây dẫn. Tùy theo kết cấu của tuyến dây thiết kế mà có các loại xà tương ứng với mỗi vị trí cột trên tuyến. Ứng với vị trí cột nào thì có loại xà tương ứng: như vị trí cột đỡ thẳng có xà đỡ thẳng, vị trí cột néo có xà néo có xà néo v.v.. Tùy thuộc đặc điểm hành lang tuyến dây có thể sử dụng các kiểu xà khác nhau: Xà cân, xà lệch, đặt nằm ngang hay xà thẳng đứng v.v... Xà được chế tạo từ sắt hình(CT3) các loại sắt góc như L50x50x5, L60x60x6, sắt tròn fi 16, fi 18 v.v... và được mạ kẽm nhúng nóng theo TCVN.
Chiều dài mỗi thanh xà dao động từ 500mm-:-1200mm(phụ thuộc vào tuyến dây lắp 1fa hay 3fa)
Tham khảo một số ví dụ về Bản vẽ xà hạ thế.
Tham khảo một số ví dụ về Bản vẽ xà hạ thế.
+ Cách điện:
Sử dụng cách điện có cấp điện áp phù hợp với cấp điện áp đường dây. Cách điện thường dùng hai loại: A20 và A30, vật liệu gốm hoặc polymer v...
Sử dụng cách điện có cấp điện áp phù hợp với cấp điện áp đường dây. Cách điện thường dùng hai loại: A20 và A30, vật liệu gốm hoặc polymer v...
+ Tiếp địa: Trên tuyến dây hạ áp thường được lắp các bộ "Tiếp địa lặp lại". Tiếp địa lặp lại là tiếp địa đấu nối vào dây trung tính. Quy phạm trang bị điện quy định khoảng cách 200-:-250m lắp 1 bộ. Ngoài ra còn lắp tại các vị trí cột góc, cột rẽ nhánh, cột cuối tuyến v.v... Điện trở tiếp đât yêu cầu Rtđ<=30ôm hoặc <=50ôm(phụ thuộc điện trở suất của đất-theo quy định tại quy phạm trang bị điện).
b) Phạm vi áp dụng của đường dây trên không hạ áp
Đường dây trên không được khuyến khích, ưu tiên sử dụng trong điều kiện mặt bằng tuyến dây thông thoáng, có phạm vi hành lang an toàn phù hợp với quy phạm trang bị điện như khu vực đồng ruộng, làng quê thưa dân, vùng đồi núi...
Trong điều kiện hành lang tuyến dây chật hẹp(như trong các khu đô thị, hè phố, khu đông dân cư, gần chợ, trường học...) có thể sử dụng dây dẫn bọc cách điện đơn fa hoặc cáp vặn xoắn để giảm khoảng cách an toàn của tuyến dây phù hợp với quy phạm trang bị điện.
Xem thêm:
Đường dây hạ áp Cáp ngầm
Xem thêm:
Đường dây hạ áp Cáp ngầm
Tham khảo: Quy phạm trang bị điên & thông số kỹ thuật của các loại vật liệu, thiết bị điện lắp trên đường dây tại: https://tracuukythuatdien.blogspot.com/
-$-