Một ví dụ để mô tả chi tiết các bước
Khảo sát-Lập DAĐT-Lập TKBVTC một công trình gồm:
Khảo sát-Lập DAĐT-Lập TKBVTC một công trình gồm:
- Đường dây trung áp,
- Trạm biến áp phân phối,
- Đường dây hạ áp 0,4kV
Khi triển khai lập DAĐTXD cho một công trình điện gồm các hạng mục: Đường dây trung áp-Trạm biến áp-Đường dây hạ áp, trong thực tế thường được thực hiện qua các bước sau đây:
1) Khảo sát sơ bộ:
Mục đích bước này nhằm xác định sơ bộ vị trí, hướng tuyến dây trung áp, vị trí trạm biến áp, vị trí, hướng tuyến dây hạ áp.
Bước này các kỹ sư thiết kế tiến hành khảo sát trên thực địa kết hợp với bản đồ để xác định sơ bộ vị trí, hướng tuyến dây trung áp, vị trí trạm biến áp, vị trí, hướng tuyến dây hạ áp đảm bảo các yêu cầu cung cấp điện cho các phụ tải trong khu vực, phù hợp với quy phạm trang bị điện, thuận tiện cho công tác thi công và quản lý vận hành sau này.
+ Vạch tuyến sơ bộ trên bản đồ bao gồm tuyến dây trung áp, vị trí TBA, tuyến dây hạ áp.
- Với tuyến dây trung áp cần thể hiện được các "vị trí cố định" như: điểm đấu, vị trí đầu, vị trí cuối tuyến, các vị trí góc, vị trí vượt, vị trí rẽ nhánh v.v...
- Với TBA: ấn định vị trí đặt TBA(Vị trí TBA cần đảm bảo các yếu tố như: trung tâm phụ tải, thuận tiện cho thi công lắp đặt, thuận tiện cho công tác quản lý vận hành lâu dài).
- Với tuyến dây hạ áp: Xác định được số lộ ra cần thiết từ TBA, hướng tuyến mỗi lộ, thể hiện được các "vị trí cố định" như tuyến dây trung áp...
Nếu đang ở giai đoạn Lập dự án đầu tư(BCNCKT) thì công tác khảo sát sẽ dừng ở bước này để tiến hành các công việc sau:
+ Lập BCKS(Báo cáo khảo sát)
+ Lập Thiết kế cơ sở(gồm BV thiết kế cơ sở và Thuyết minh thiết kế cơ sở)
+ Lập thuyết minh BCNCKT
Các công việc này đã trình bày trong mục trình tự chung lập DAĐTXD.(Xem thêm)
Khi bước sang giai đoạn 2 - lập thiết kế bản vẽ thi công(TKBVTC), đơn vị TVTK tiến hành tiếp các bước sau đây:
2) Khảo sát chi tiết
Đương nhiên nếu điều kiện cho phép, bước này cũng có thể thực hiện luôn từ giai đoạn trước.
Mục đích bước này nhằm định vị chính xác vị trí, hướng tuyến dây trung áp, vị trí trạm biến áp, vị trí, hướng tuyến dây hạ áp. Công tác cần làm là:
Mục đích bước này nhằm định vị chính xác vị trí, hướng tuyến dây trung áp, vị trí trạm biến áp, vị trí, hướng tuyến dây hạ áp. Công tác cần làm là:
- Chốt các "Vị trí cố định"(ấn định chính xác tọa độ trên thực địa)
Các "vị trí cố định" của tuyến dây trung áp cũng như hạ áp được hiểu là các vị trí cần phải dựng cột tại đó, không được dịch chuyển sang vị trí khác, nếu dịch chuyển có thể sẽ gây ra các bất lợi khác như làm lệch hướng tuyến, vi phạm hành lang an toàn, khó khăn cho đấu nối, khó khăn để vượt qua các công trình khác v.v...
- Đo đạc chi tiết: Đo khoảng cách giữa các "Vị trí cố định", đo chiều dài các khoảng néo, xác định và đo tọa độ các vị trí cố định
3) Vẽ nháp
Sau khi đã có đầy đủ số liệu khảo sát từ hiện trường qua các bước trên, tại văn phòng kỹ sư thiết kế tiếp tục bước vẽ nháp(bằng tay, chưa dùng máy tính). Đây là bước rất quan trọng, nhưng trong thực tế ít người làm được. Nếu làm được bước này sẽ đảm bảo rằng chất lượng hồ sơ thiết kế sẽ tốt hơn rất nhiều, đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tiến độ. Ngược lại thì thông thường hồ sơ thiết kế sẽ không có chất lượng tốt, sai sót nhiều, quá trình lập dự án mất nhiều thời gian chỉnh sửa...
Vẽ nháp gì tại bước này?:
+ Vẽ tổng mặt bằng tuyến dây trung áp
Bản vẽ nháp(nên thực hiện trên các khổ giấy lớn) cần thể hiện được các thông tin như: Các vị trí đầu, cuối tuyến; Các vị trí góc; Các vị trí vượt; Các vị trí rẽ nhánh; Khoảng cách các góc; Chiều dài các khoảng néo; Chiều dài toàn tuyến.
+ Vẽ bản vẽ sơ đồ một sợi tuyến dây
Với dự án có quy mô tương đối lớn, gồm tuyến dây đường trục chính, nhiều các nhánh rẽ, nhiều các trạm biến áp cần vẽ thêm bản vẽ sơ đồ một sợi. Trong đó đặt tên các nhánh rẽ, ghi tên các TBA để mô tả chi tiết sau này.
+ Vẽ bản vẽ sơ đồ một sợi tuyến dây
Với dự án có quy mô tương đối lớn, gồm tuyến dây đường trục chính, nhiều các nhánh rẽ, nhiều các trạm biến áp cần vẽ thêm bản vẽ sơ đồ một sợi. Trong đó đặt tên các nhánh rẽ, ghi tên các TBA để mô tả chi tiết sau này.
+ Vẽ bản vẽ Cắt dọc tuyến trung áp
Đây là bản vẽ được coi là "bản vẽ xương sống" của một đồ án thiết kế đường dây nên đòi hỏi có độ chính xác cao, phù hợp với yêu cầu thực tế, phù hợp với quy phạm hiện hành.
Công việc tiến hành lần lượt từ đường trục chính đến các nhánh rẽ.
Căn cứ khoảng cách đo được từ các "vị trí cố định" tiến hành "chia khoảng cột", sau đó vẽ bản vẽ "Cắt dọc tuyến"(vẫn là vẽ nháp) thể hiện bố trí vật tư, thiết bị trên tất cả các vị trí cột, bao gồm loại, kiểu, quy cách vật tư, thiết bị, cấu kiện như: Cột, Móng cột, Xà, Cách điện, Néo, Tiếp địa, Cầu dao, Chống sét, Thiết bị đóng cắt khác v.v...; Thể hiện độ lớn của góc lái, chiều dài khoảng cột, khoảng néo, chiều dài trục chính và các nhánh rẽ, chủng loại dây dẫn, thể hiện đặc điểm địa hình địa mạo trên mặt bằng hành lang tuyến, cao độ tự nhiên, cao độ các chướng ngại vật khác...
+ Vẽ các bản vẽ trạm biến áp
Thông thường các đơn vị tư vấn thiết kế có các bộ bản vẽ mẫu về TBA. Kỹ sư thiết kế chỉ việc chọn mẫu, kiểu TBA cho phù hợp với công trình của mình rồi In ấn. Công trình hoặc dự án có bao nhiêu kiểu TBA thì chọn và in ra bấy nhiêu bộ.
Trong trường hợp chưa có BV mẫu hoặc BV mẫu có sự sai khác không nhiều thì tiến hành vẽ mới hoặc vẽ sửa đổi cho phù hợp
+ Lập "danh sách các bản vẽ cần thiết" cho công trình
a) Với phần đường dây:
Căn cứ vào bản vẽ cắt dọc tuyến đã bố trí các loại vật tư, thiết bị tuyến dây, tiến hành lập một danh sách các bản vẽ cần thiết cho công trình như: BV tổng mặt bằng tuyến, BV cắt dọc tuyến, BV xà các loại, BV các loại giá đỡ, BV móng cột các loại, BV tiếp địa v.v...
b) Với phần TBA
Thông thường trên bản vẽ "Bố trí thiết bị TBA" hay là bản vẽ "Lắp đặt TBA" có liệt kê danh sách vật tư, thiết bị, cấu kiện lắp đặt tại TBA. Dựa vào danh sách này kỹ sư thiết kế lập "Danh sách các BV cần thiết" cho phần TBA.
Danh sách các bản vẽ cần thiết sẽ phân biệt thành 2 loại: Một là BV đã có trong bộ thiết kế mẫu của đơn vị, hai là các BV phải vẽ mới.
Thông thường các BV mới cần vẽ của phần đường dây là: BV tổng mặt bằng tuyến, BV sơ đồ một sợi, BV cắt dọc tuyến, BV chứng minh các khoảng vượt, một số BV mới về móng cột, cấu kiện, xà, giá đỡ chưa có BV mẫu; Với phần TBA là BV bố trí mặt bằng(vị trí) TBA và các BV khác chưa có mẫu.
Công việc tiến hành lần lượt từ đường trục chính đến các nhánh rẽ.
Căn cứ khoảng cách đo được từ các "vị trí cố định" tiến hành "chia khoảng cột", sau đó vẽ bản vẽ "Cắt dọc tuyến"(vẫn là vẽ nháp) thể hiện bố trí vật tư, thiết bị trên tất cả các vị trí cột, bao gồm loại, kiểu, quy cách vật tư, thiết bị, cấu kiện như: Cột, Móng cột, Xà, Cách điện, Néo, Tiếp địa, Cầu dao, Chống sét, Thiết bị đóng cắt khác v.v...; Thể hiện độ lớn của góc lái, chiều dài khoảng cột, khoảng néo, chiều dài trục chính và các nhánh rẽ, chủng loại dây dẫn, thể hiện đặc điểm địa hình địa mạo trên mặt bằng hành lang tuyến, cao độ tự nhiên, cao độ các chướng ngại vật khác...
+ Vẽ các bản vẽ trạm biến áp
Thông thường các đơn vị tư vấn thiết kế có các bộ bản vẽ mẫu về TBA. Kỹ sư thiết kế chỉ việc chọn mẫu, kiểu TBA cho phù hợp với công trình của mình rồi In ấn. Công trình hoặc dự án có bao nhiêu kiểu TBA thì chọn và in ra bấy nhiêu bộ.
Trong trường hợp chưa có BV mẫu hoặc BV mẫu có sự sai khác không nhiều thì tiến hành vẽ mới hoặc vẽ sửa đổi cho phù hợp
+ Lập "danh sách các bản vẽ cần thiết" cho công trình
a) Với phần đường dây:
Căn cứ vào bản vẽ cắt dọc tuyến đã bố trí các loại vật tư, thiết bị tuyến dây, tiến hành lập một danh sách các bản vẽ cần thiết cho công trình như: BV tổng mặt bằng tuyến, BV cắt dọc tuyến, BV xà các loại, BV các loại giá đỡ, BV móng cột các loại, BV tiếp địa v.v...
b) Với phần TBA
Thông thường trên bản vẽ "Bố trí thiết bị TBA" hay là bản vẽ "Lắp đặt TBA" có liệt kê danh sách vật tư, thiết bị, cấu kiện lắp đặt tại TBA. Dựa vào danh sách này kỹ sư thiết kế lập "Danh sách các BV cần thiết" cho phần TBA.
Danh sách các bản vẽ cần thiết sẽ phân biệt thành 2 loại: Một là BV đã có trong bộ thiết kế mẫu của đơn vị, hai là các BV phải vẽ mới.
Thông thường các BV mới cần vẽ của phần đường dây là: BV tổng mặt bằng tuyến, BV sơ đồ một sợi, BV cắt dọc tuyến, BV chứng minh các khoảng vượt, một số BV mới về móng cột, cấu kiện, xà, giá đỡ chưa có BV mẫu; Với phần TBA là BV bố trí mặt bằng(vị trí) TBA và các BV khác chưa có mẫu.
4) Vẽ chính thức
Sau khi rà soát kỹ một lần cuối các bản vẽ nháp, hiệu chỉnh sửa các sai sót(nếu có) từ BV tổng mặt bằng tuyến dây đến BV cắt dọc tuyến, tiến hành vẽ chính thức(lúc này mới thực hiện trên máy tính) lần lượt vẽ các BV đã được liệt kê trong danh sách các bản vẽ cần thiết, trừ các BV đã có mẫu.
+ BV tổng mặt bằng tuyến
+ BV cắt dọc tuyến
+ BV chứng minh các khoảng vượt(nếu có)
+ BV mô tả quy cách lắp đặt thiết bị, cấu kiện
+ BV sơ đồ cột
+ BV xà, giá đỡ thiết bị cấu kiện
+ BV móng cột, móng néo
+ BV tiếp địa
+ BV các cấu kiện đúc sẵn và các cấu kiện gia công khác
Rà soát lần cuối, sửa các sai sót rồi tiến hành In nháp.
Sau khi kiểm tra, chỉnh sửa lại lần cuối các BV nháp thì tiến hành In chính thức tất cả các BV mới vẽ cùng với các BV mẫu để tạo thành một Bộ BV hoàn chỉnh-Bộ BVTKTC .
Với BV phần TBA cũng tiến hành theo các bước tương tự.
5) Viết thuyết minh
Kỹ sư thiết kế chọn mẫu thuyết minh TKBVTC(thường có trong bộ mẫu) cho phù hợp với công trình của mình để hoàn chỉnh bản thuyết minh có nội dung phù hợp với yêu cầu trong Luật xây dựng, phù hợp với các quy định của ngành Điện lực.
6) Bốc tách khối lượng, lập dự toán hoặc tổng dự toán công trình
+ BV tổng mặt bằng tuyến
+ BV cắt dọc tuyến
+ BV chứng minh các khoảng vượt(nếu có)
+ BV mô tả quy cách lắp đặt thiết bị, cấu kiện
+ BV sơ đồ cột
+ BV xà, giá đỡ thiết bị cấu kiện
+ BV móng cột, móng néo
+ BV tiếp địa
+ BV các cấu kiện đúc sẵn và các cấu kiện gia công khác
Rà soát lần cuối, sửa các sai sót rồi tiến hành In nháp.
Sau khi kiểm tra, chỉnh sửa lại lần cuối các BV nháp thì tiến hành In chính thức tất cả các BV mới vẽ cùng với các BV mẫu để tạo thành một Bộ BV hoàn chỉnh-Bộ BVTKTC .
Với BV phần TBA cũng tiến hành theo các bước tương tự.
5) Viết thuyết minh
Kỹ sư thiết kế chọn mẫu thuyết minh TKBVTC(thường có trong bộ mẫu) cho phù hợp với công trình của mình để hoàn chỉnh bản thuyết minh có nội dung phù hợp với yêu cầu trong Luật xây dựng, phù hợp với các quy định của ngành Điện lực.
6) Bốc tách khối lượng, lập dự toán hoặc tổng dự toán công trình
+ Lập bảng kê bố trí vật tư, thiết bị tuyến(lần lượt từ đường trục chính-nhánh chinh-nhánh phụ)
+ Lập bảng kê bố trí vật tư, thiết bị cho từng TBA
(Bảng kê thường lập trên EXCEL và link sang biểu mẫu lập dự toán)
Ghi chú: Nếu đơn vị có bộ phận lập dự toán riêng thì sau khi hoàn thiện hồ sơ gồm BV và thuyết minh cùng bảng kê khối lượng, kỹ sư thiết kế chuyển toàn bộ hồ sơ này cho bộ phận đó để tiến hành làm dự toán công trình.
7) Hoàn thiện hồ sơ: In ấn, đóng quyển, trình duyệt
Các bước hoàn thiện thực hiện theo Lưu đồ ở phần trên.
Với đường dây hạ áp, các bước tiến hành khảo sát, thiết kế tương tự phần đường dây trung áp. Chỉ có một số điểm khác sau đây:
+ Không cần vẽ BV cắt dọc tuyến, thay vào đó là lập "Bảng kê bố trí vật tư tuyến dây". Trong đó thể hiện rõ tất cả vị trí cột có lắp đặt vật tư, thiết bị, cấu kiện gì, số lượng và quy cách và có tổng khối lượng từng loại vật tư, thiết bị, cấu kiện lần lượt cho đường trục, các nhánh rẽ...
+ Trên BV tổng mặt bằng tuyến dây không những thể hiện các "vị trí cố định" như phần đường dây trung áp mà còn thể hiện tất cả các vị trí cột trên tuyến. Trên đó phải ghi số thứ tự cột(từ 1-:-hết lần lượt từ trục chính đến các nhánh rẽ theo mỗi lộ), ghi khoảng cách các cột, ghi chủng loại dây dẫn các đoạn tuyến... Chú ý không nên ghi tất cả các vật tư, cấu kiện của từng vị trí, vì như thế sẽ làm rối bản vẽ, mà thay vào đó đã có "bảng kê bố trí vật tư tuyến dây". Bảng kê này là căn cứ để lập dự toán công trình.
+ Lập bảng kê bố trí vật tư, thiết bị cho từng TBA
(Bảng kê thường lập trên EXCEL và link sang biểu mẫu lập dự toán)
Ghi chú: Nếu đơn vị có bộ phận lập dự toán riêng thì sau khi hoàn thiện hồ sơ gồm BV và thuyết minh cùng bảng kê khối lượng, kỹ sư thiết kế chuyển toàn bộ hồ sơ này cho bộ phận đó để tiến hành làm dự toán công trình.
7) Hoàn thiện hồ sơ: In ấn, đóng quyển, trình duyệt
Các bước hoàn thiện thực hiện theo Lưu đồ ở phần trên.
Với đường dây hạ áp, các bước tiến hành khảo sát, thiết kế tương tự phần đường dây trung áp. Chỉ có một số điểm khác sau đây:
+ Không cần vẽ BV cắt dọc tuyến, thay vào đó là lập "Bảng kê bố trí vật tư tuyến dây". Trong đó thể hiện rõ tất cả vị trí cột có lắp đặt vật tư, thiết bị, cấu kiện gì, số lượng và quy cách và có tổng khối lượng từng loại vật tư, thiết bị, cấu kiện lần lượt cho đường trục, các nhánh rẽ...
+ Trên BV tổng mặt bằng tuyến dây không những thể hiện các "vị trí cố định" như phần đường dây trung áp mà còn thể hiện tất cả các vị trí cột trên tuyến. Trên đó phải ghi số thứ tự cột(từ 1-:-hết lần lượt từ trục chính đến các nhánh rẽ theo mỗi lộ), ghi khoảng cách các cột, ghi chủng loại dây dẫn các đoạn tuyến... Chú ý không nên ghi tất cả các vật tư, cấu kiện của từng vị trí, vì như thế sẽ làm rối bản vẽ, mà thay vào đó đã có "bảng kê bố trí vật tư tuyến dây". Bảng kê này là căn cứ để lập dự toán công trình.
-$-